Dự án xây dựng khu nghĩa trang vĩnh hằng và quy trình lập dự án xây dựng nghĩa trang – Dự án xây dựng khu nghĩa trang theo tiêu chuẩn bảo vệ môi trường và gần gũi với thiên nhiên, cảnh quan đẹp với quy mô hiện đại phù hợp với công nghệ đốt xác trong các lò đốt bằng gas hoặc lò điện.
MỤC LỤC
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHỦ ĐẦU TƯ VÀ DỰ ÁN
I.1. Giới thiệu chủ đầu tư
I.2. Đơn vị tư vấn lập dự án đầu tư xây dựng công trình
I.3. Mô tả sơ bộ dự án
I.4. Vốn đầu tư:
I.5. Tiến độ thực hiện dự án:
I.6. Hình thức đầu tư:
I.7. Cơ sở pháp lý triển khai dự án
I.8. Tính pháp lý liên quan đến quản lý xây dựng
CHƯƠNG II: TÌNH HÌNH DÂN SỐ VÀ KINH TẾ XÃ HỘI TỈNH HÀ GIANG
II.1. Giới thiệu tỉnh Hà Giang
II.2. Điều kiện tự nhiên
II.3. Tài nguyên thiên nhiên
CHƯƠNG III: MỤC TIÊU VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẦU TƯ
III.1. Mục tiêu đầu tư
III.2. Sự cần thiết đầu tư
CHƯƠNG IV: ĐỊA ĐIỂM XÂY DỰNG
IV.1. Mô tả địa điểm xây dựng và lựa chọn địa điểm
IV.2. Phân tích địa điểm xây dựng dự án
IV.3. Nhận xét địa điểm xây dựng dự án
IV.4. Hiện trạng sử dụng đất
IV.5. Hiện trạng hạ tầng kỹ thuật
IV.6. Nhận xét chung về hiện trạng
IV.7. Phương án đền bù giải phóng mặt bằng
CHƯƠNG V: GIẢI PHÁP QUY HOẠCH TỔNG THỂ VÀ QUI MÔ ĐẦU TƯ
V.1. Hình thức đầu tư
V.2. Quy hoạch tổng thể dự án khu nghĩa trang
V.3. Cơ cấu sử dụng đất
V.4. Các chỉ tiêu quy hoạch kiến trúc
V.5. Quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật
V.6. Quy mô đầu tư xây dựng Nghĩa trang Công viên Vĩnh Hằng:
CHƯƠNG VI: PHƯƠNG ÁN VẬN HÀNH VÀ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG
VI.1. Sơ đồ tổ chức công ty – Mô hình tổ chức
VI.2. Phương thức tổ chức, quản lý và điều hành
VI.3. Tổ chức quản trị và nhân sự của dự án
CHƯƠNG VII: PHƯƠNG ÁN THI CÔNG CÔNG TRÌNH
VII.1. Giải pháp thi công xây dựng
VII.2. Hình thức quản lý dự án
CHƯƠNG VIII: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG, AT-PCCN
VIII.1. Đánh giá tác động môi trường
VIII.2. Kết luận
CHƯƠNG IX: TỔNG MỨC ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
IX.1. Cơ sở lập Tổng mức đầu tư
IX.2. Nội dung Tổng mức đầu tư
IX.3. Tổng mức đầu tư
CHƯƠNG X: VỐN ĐẦU TƯ CỦA DỰ ÁN
X.1. Nguồn vốn đầu tư của dự án
X.2. Tiến độ sử dụng vốn
X.3. Phương án hoàn trả vốn vay
CHƯƠNG XI: HIỆU QUẢ KINH TẾ-TÀI CHÍNH CỦA DỰ ÁN
XI.1. Các giả định kinh tế và cơ sở tính toán
XI.2. Các chỉ tiêu tài chính – kinh tế của dự án
XI.3. Đánh giá ảnh hưởng Kinh tế – Xã hội
CHƯƠNG XII:KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
XII.1. Kết luận
XII.2. Kiến nghị
Dự án xây dựng khu nghĩa trang vĩnh hằng theo tiêu chuẩn bảo vệ môi trường và gần gũi với thiên nhiên, cảnh quan đẹp với quy mô hiện đại phù hợp với công nghệ đốt xác trong các lò đốt bằng gas hoặc lò điện và thiết kế quy hoạch 1/500 dự án nghĩa trang vĩnh hằng.
GIỚI THIỆU CHỦ ĐẦU TƯ VÀ DỰ ÁN XÂY DỰNG NGHĨA TRANG
I.1. Giới thiệu chủ đầu tư
– Công ty Cổ phần V4D
– Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 5100445763, đăng ký lần đầu ngày 24/3/2017. thay đổi lần 2 ngày 10/10/2017 do sở KHĐT tỉnh Hà Giang cấp.
– Trụ sở công ty: Tổ 5 thị trấn Vị Xuyên, huyện Vị Xuyên tỉnh Hà Giang.
– Điện thoại: 02193 825 925 Fax: 02193 825 926
– Vốn điều lệ đăng ký: 68.000.000.000 đồng (Bằng chữ: Sáu mươi tám tỷ đồng ./.)
– Đại diện theo pháp luật: Phạm Công Thông – Chức danh: Tổng Giám đốc
– Ngành nghề chính: Kinh doanh Dịch vụ và Du lịch và Bất động sản, xuất nhập khẩu.
I.2. Đơn vị tư vấn lập dự án đầu tư xây dựng công trình
– Công ty Cổ phần Tư vấn đầu tư và Thiết kế xây dựng Minh Phương
– Địa chỉ: 28 B Mai Thị Lựu, phường ĐaKao, quận 1, Tp.HCM.
– Điện thoại: (08) 22142126 Fax: (08) 39118579.
I.3. Mô tả sơ bộ dự án xây dựng khu nghĩa trang vĩnh hằng và quy trình lập dự án xây dựng nghĩa trang
– Tên dự án: Nghĩa trang Công viên Vĩnh Hằng;
– Địa điểm: Xã Đạo Đức huyện Vị Xuyên tỉnh Hà Giang.
– Mục tiêu đầu tư nghĩa trang Công viên Vĩnh Hằng với quy mô xây dựng như sau:
+ Công suất thiết kế: Hỏa táng 10 đến 20 ca/ngày.
+ Sản phẩm, dịch vụ cung cấp: Đưa đón và tổ chức mai táng, hỏa táng và chăm sóc phần mộ cho người đã khuất.
– Quy mô kiến trúc xây dựng: Dự án bao gồm các hạng mục công trình chính như sau: Nhà tang lễ – hỏa táng, Miếu địa tạng – Nhà dịch vụ và điều hành quản lý, Nhà bảo vệ; Tượng đài các loại, Chòi lục giác nghỉ chân, cổng hàng rào và các công trình tâm linh khác.
– Hạ tầng kỹ thuật: đường giao thông, hệ thống cấp nước, hệ thống thoát nước, điện chiếu sáng.
– Diện tích đất, mặt bằng dự kiến sử dụng 50 ha để xây dựng nghĩa trang theo quy hoạch xây dựng nghĩa trang đã được phê duyệt.
TT
CÁC CHỈ TIÊU
DIỆN TÍCH (m2)
I
CÁC HẠNG MỤC CHÍNH
500.000
1
Khu đất phục vụ chôn cất cát táng và hỏa táng
80.000
2
Khu đất xây dựng các công ttình tâm linh và cảnh quan
130.000
3
Khu mộ chôn cất 1 lần
90.000
4
Khu mộ hung táng
70.000
5
Khu vực đài hỏa táng
10.000
II
CÁC HẠNG MỤC PHỤ TRỢ
1
Khu dịch vụ chung và cảnh quan
14.000
2
Khu vực quản lí nghĩa trang và đón tiếp khách
10.000
3
Khu xử lý chất thải rắn
8.000
4
Hồ điều hòa
6.000
5
Hồ nước tự nhiên
43.000
6
Đất giao thông và hạ tầng kỹ thuật
6.1
Khu vực vườn bao và cổng vào
1.000
6.2
Đất cho giao thông
30.000
7
Sân hành lễ
3.000
8
Bãi đỗ xe
5.000
Tổng cộng
500.000 m2 (50ha)
I.4. Vốn đầu tư:
Tổng khái toán đầu tư: Khoảng 150.051.000.000 đồng
I.4.1. Tổng vốn đầu tư bao gồm
Đơn vị: 1.000 đồng
STT
Hạng mục
Giá trị trước thuế
Thuế VAT
Giá trị sau thuế
I
Chi phí xây lắp
76.272.727
7.627.273
83.900.000
II.
Giá trị thiết bị
42.000.000
4.200.000
46.200.000
III.
Chi phí quản lý dự án
1.177.607
117.761
1.295.368
IV.
Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng
3.103.742
310.374
3.546.116
V.
Chi phí khác
1.283.375
128.337
1.468.746
VI.
Chi phí dự phòng
12.383.745
1.238.375
13.641.023
IX
Tổng cộng nguồn vốn đầu tư
136.221.196
13.622.120
150.051.253
Làm Tròn
150.051.000
I.4.2. Nguồn vốn đầu tư:
a) Vốn tự có: 45,000,000,000 đồng (chiếm 30% tổng vốn đầu tư).
b) Vốn vay: 105,000,000,000 đồng (chiếm 70% tổng vốn đầu tư).
– Thời gian hoạt động của dự án: lâu dài
– Xác định quy mô an táng theo các hình thức táng (gồm: cát táng, hỏa táng, lưu tro và chôn một lần), xác định công nghệ táng khoa học, hiện đại, bảo đảm nhu cầu sử dụng trước mắt và lâu dài, các điều kiện vệ sinh môi trường, phù hợp với bản sắc văn hóa và điều kiện sống văn minh hiện đại;
– Khớp nối đồng bộ giữa khu vực quy hoạch của dự án với các dự án có liên quan và cảnh quan chung của khu vực xung quanh;
– Bảo tồn cảnh quan theo quy định tại Luật bảo vệ và phát triển rừng; bảo vệ môi trường sống, sử dụng hợp lý tài nguyên đất;
– Đề xuất chức năng sử dụng đất, không gian kiến trúc cảnh quan, xác định các chỉ tiêu quy hoạch – kiến trúc và hạ tầng kỹ thuật cụ thể cho từng lô đất phù hợp Tiêu chuẩn thiết kế, Quy chuẩn xây dựng Việt Nam;
– Xây dựng Quy định quản lý theo Quy hoạch chi tiết làm cơ sở pháp lý để các cơ quan chính quyền địa phương quản lý đầu tư xây dựng theo quy định;
– Làm cơ sở pháp lý cho việc quản lý và lập dự án đầu tư xây dựng.
Dự án xây dựng khu nghĩa trang vĩnh hằng theo tiêu chuẩn bảo vệ môi trường và gần gũi với thiên nhiên, cảnh quan đẹp với quy mô hiện đại phù hợp với công nghệ đốt xác trong các lò đốt bằng gas hoặc lò điện và thiết kế quy hoạch 1/500 dự án nghĩa trang vĩnh hằng.
I.1. Quy mô đầu tư xây dựng Nghĩa trang Công viên Vĩnh Hằng:
I.1.1. Phân khu nghĩa trang
TT
HẠNG MỤC
DIỆN TÍCH (m2)
TỶ LỆ (%)
I
CÁC HẠNG MỤC CHÍNH
500.000
1
Khu đất phục vụ chôn cất cát táng và hỏa táng
80.000
16,0%
2
Khu đất xây dựng các công ttình tâm linh và cảnh quan
130.000
26,0%
3
Khu mộ chôn cất 1 lần
90.000
18,0%
4
Khu mộ hung táng
70.000
14,0%
5
Khu vực đài hỏa táng
10.000
2,0%
II
CÁC HẠNG MỤC PHỤ TRỢ
1
Khu dịch vụ chung và cảnh quan
14.000
2,8%
2
Khu vực quản lí nghĩa trang và đón tiếp khách
10.000
2,0%
3
Khu xử lý chất thải rắn
8.000
1,6%
4
Hồ điều hòa
6.000
1,2%
5
Hồ nước tự nhiên
43.000
8,6%
6
Đất giao thông và hạ tầng kỹ thuật
6.1
Khu vực vườn bao và cổng vào
1.000
0,2%
6.2
Đất cho giao thông
30.000
6,0%
7
Sân hành lễ
3.000
0,6%
8
Bãi đỗ xe
5.000
1,0%
Tổng cộng
500.000 m2 (50ha)
100,0%
I.1.2. Chi tiết các hạng mục công trình đầu tư xây dựng
v Đất phục vụ hung táng (7 Ha)
Phần mộ
– Phục vụ chôn cất, mai táng sau một thời gian nhất định (từ 3-5 năm), sau đó sẽ được cải táng và chuyển sang khu vực cát táng và chôn cất một lần.
– Diện tích trung bình là 4,20m2/1 mộ.
– Kích thước mỗi mộ (1,2m×3,5m×1,5m).
Lối đi
Để thuận lợi cho việc thăm viếng, chăm sóc phần mộ, cứ 5 hàng mộ bố trí một lối đi rộng 1,00 m, mộ được bố trí theo lối xen kẻ.
v Đất phục vụ cát táng (8 Ha)
Đất cao cấp
Phần đất này được chia thành các khu vực sau
STT
Khu vực
Diện tích khu vực (m2)
Số lượng mộ
Diện tích trung bình mỗi phần mộ (m2)
1
Phần mộ gia tộc
14.000
140
100
2
Phần mộ gia đình
35.000
1.000
35
3
Phần mộ cá nhân
31.000
2.000
15,5
Tổng
80.000
Dự án xây dựng khu nghĩa trang vĩnh hằng và quy trình lập dự án xây dựng nghĩa trang được thiết kế theo tiêu chuẩn quốc gia
v Đất thông thường khu mộ chôn cất 1 lần (9 Ha)
Phần mộ
– Phục vụ việc chôn cất, mai táng sau khi cải táng và chôn cất vĩnh viễn.
– Diện tích trung bình là 2,30 m2/1 mộ.
– Kích thước mỗi mộ (1m×2,3m×1,3m).
– Các huyệt được đào sẵn.
– Các phần trên của mộ được xây dựng theo yêu cầu của gia quyến.
Lối đi
Để thuận lợi cho việc thăm viếng, chăm sóc phần mộ, cứ 5 hàng mộ bố trí một lối đi rộng 1,5m, mộ được bố trí theo lối xen kẽ.
v Khu vực đài hỏa táng
Phục vụ hỏa táng theo yêu cầu của gia quyến.
STT
Hạng mục
Số lượng
Diện tích (m2)
1
Nhà hỏa táng
1
500
2
Nhà hành lễ
1
500
3
Nhà nhận và lưu tro cốt
1
3.000
4
Khu vực nghỉ ngơi của thân nhân
2.000
5
Khu vực cảnh quan
5000
Tổng
11.000
A) Nhà hỏa táng
– Diện tích 500m2, bố trí sau nhà hành lễ.
– Tường lát gạch chống cháy.
– Bao gồm 2 lò hỏa táng, sử dụng công nghệ đốt điện, hệ thống xử lí khí thải đảm bảo tiêu chuẩn trước khi đưa ra môi trường, có hệ thống cứu hỏa PCCC.
B) Nhà hành lễ
Diện tích 500m2, kiến trúc nghiêm trang phù hợp với tính chất nghi lễ. Bố trí cửa lớn (5m×3m).
C) Nhà nhận và lưu tro cốt
– Diện tích 3000m2
– Xây dựng kho lưu trữ tro cốt với số lượng dự tính khoảng 50.000 tro cốt; mỗi nơi chứa tro cốt có chiều cao 31 cm, sâu 43cm, ngang 27cm.
v Các hạng mục phụ trợ
Khu vực quản lí nghĩa trang và khuôn viên
– Khu vực phục vụ cho công tác quản lý nghĩa trang và thăm viếng của thân nhân.
– Diện tích: 10.000m2
– Nhà quản trang có kiến trúc đơn giản, nhà 1 tầng, đổ mái bằng, có lát gạch.
– Khuôn viên có chậu cảnh, vườn hoa thoáng mát.
– Khu vệ sinh
Bãi đỗ xe
– Diện tích 5.000m2
– Bố trí mái che
Khu vực cây xanh
– Cây xanh được trồng tập trung cách ly với khu vực xung quanh nghĩa trang với nghĩa trang, đảm bảo không ảnh hưởng tới cảnh quan đô thị.
– Sử dụng các loại cây có tán dầy, lá rậm, có khả năng tạo bóng mát. Ngoài ra, bố trí các thảm cây nhỏ.
– Vệt cây xanh cách ly với khu vực xung quanh có chiều rộng bình quân 10m.
– Giữa các khu mộ có các tuyến đường nội bộ có một dải cây xanh chiều rộng 1,00m.
– Cây được trồng đúng đảm bảo cách ly và không làm ảnh hưởng đến các phần mộ.
Khu vực vườn bao và cổng vào
I.1.3. Quy mô đầu tư phần thiết bị hỏa táng
v Lò hỏa táng: Lò hỏa táng sử dụng công nghệ đốt điện bao gồm một buồng đốt sơ cấp và một buồng đốt thứ cấp
– Ở buồng đốt sơ cấp, quan tài sẽ được đốt cháy, các khí cháy và bụi than sẽ được đốt cháy hoàn toán ở buồng đốt thứ hai (buồng đốt thứ cấp) nhằm làm cho khí thải ra môi trường đạt tiêu chuẩn cho phép.
– Tro than ở buồng đốt thứ nhất sau khi được làm nguội sẽ được lựa chọn ra riêng bằng thủ công (gồm xác xương được đưa vào hũ giao cho thân nhân để đưa về thờ phụng. Tro bụi quan tài đồ liệm được đưa đi chôn).
– Đảm bảo khí thải ra môi trường đạt tiêu chuẩn kiểm soát về khí thải hiện hành của Việt Nam.
Thiết bị hỏa táng TABO (công nghệ Thụy Điển) là lò đốt điện có công nghệ tiên tiến nhất hiện nay. Kích thước quan tài (làm cơ sở cho việc chế tạo thiết bị) là dài 2,1 m; rộng 0,95 m; cao 1,15 m.
I.1.4. Công nghệ hỏa táng bằng điện trong nghĩa trang vĩnh hằng
Hỏa táng hiện được coi là phương pháp xử lý an táng có lợi nhất về mặt môi trường, bởi về mặt sinh học thì việc chôn cất cơ thể theo phương pháp thông thường đều tác động nhất định tới môi trường, chưa kể còn mang lại nhiều lợi ích kinh tế (nhất là về diện tích chôn cất). Hiện nay các nước tiên tiến đều yêu cầu các dịch vụ hỏa táng đáp ứng các tiêu chuẩn xử lý thân thiện môi trường, bao gồm cả các thiết bị xử lý (lọc) chất thải.
Khác với phương pháp đốt bằng lửa/than hoặc dầu thì lò hỏa táng bằng điện có quá trình điều chỉnh và giám sát đều được tự động hóa, các thiết bị điều khiển sẽ nhận biết khi nào quá trình hỏa táng hoàn tất và sẽ tự ngắt. Thời gian hỏa táng phụ thuộc vào trọng lượng cơ thể, trung bình khoảng 50kg mỗi giờ. Một lò hỏa táng được thiết kế để hỏa táng chỉ 1 cơ thể tại một thời điểm, tránh bất cứ nguy cơ nhầm lẫn cũng như các yếu tố bất lợi về tín ngưỡng/tôn giáo khác. Buồng hỏa táng được gọi là nồi chưng và được lót bằng lớp gạch chịu nhiệt. Lớp gạch này được thiết kế với nhiều lớp, lớp ngoài cùng đơn giản là một vật liệu cách điện, tiếp đó là lớp gạch cách nhiệt chủ yếu làm bằng calcium silicate tự nhiên. Các lớp gạch cách nhiệt này tiếp xúc với nhiệt độ cao và buộc phải thay thế định kỳ theo thời gian (thường là 4 – 5 năm một lần). Trong khi các quan tài hoặc các container sẽ được đưa vào nồi chưng càng nhanh càng tốt thông qua một máng trượt nhằm tránh mất nhiệt thất thoát ở cửa lò.
Xem thêm các dự án đầu tư tại đây
Thiết kế quy hoạch dự án nghĩa trang vĩnh hằng