Để có một buổi học, bài giảng hiệu quả giáo viên cần có sự đầu tư thời gian cũng như kiến thức của mình bằng cách thiết lập kế hoạch dạy học cụ thể. Sự chuẩn bị tốt luôn là nền tảng để xếp loại giáo viên và đánh giá chất lượng giáo dục theo tiêu chuẩn. Vậy lập kế hoạch dạy học là gì? Làm thế nào để có thể lập kế hoạch một cách hiệu quả và chi tiết nhất? Các bạn hãy cùng Trường học 247 tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Kế hoạch dạy học là gì?
Kế hoạch dạy học được hiểu là sự chuẩn bị chi tiết của một người giáo viên, người truyền đạt kiến thức về nội dung cần đạt được trong một buổi học. Sự chuẩn bị này được thông qua việc xác định các mục tiêu, nội dung bài học, các thức giảng dạy và kết quả mong muốn đạt được. Công việc này không bắt buộc mọi người phải làm mỗi ngày nhưng tuy nhiên để mong muốn có được một buổi dạy học hoàn chỉnh và mang lại hiệu quả cao nhất thì bất kể người giáo viên nào cũng cần bỏ thời gian ra để nghiên cứu.
Kế hoạch dạy học giống như một thời gian biểu với các đề mục và hoạt động cụ thể, bạn sẽ cần tuân theo lịch trình một cách nghiêm túc và logic nhất. Kết quả cuối cùng thu được sẽ phụ thuộc vào cả quá trình thực hiện kế hoạch của bạn.
Mục đích của việc xây dựng kế hoạch dạy học
Việc xây dựng kế hoạch dạy học mỗi ngày giúp giáo viên kiểm soát và quản lý được lượng thời gian cụ thể cho mỗi buổi học để có thể chú trọng đến việc cung cấp những nội dung chính. Nếu như hết tiết học, bạn vẫn còn đang lan man với những câu chuyện bên lề thì buổi học hôm đó sẽ bị ngắt quãng và cho đến giờ học tiếp theo, học sinh sẽ không còn nhớ những bài cũ đã học như thế nào. Quản lý thời gian cũng là một kỹ năng cần thiết phải rèn luyện với mỗi người giáo viên.
Đối với một số giáo viên mới vào nghề, việc lập kế hoạch lại càng quan trọng giúp bạn có thể tự tin trong giờ học của mình. Bởi mọi thức đã được chuẩn bị sẵn trước đó nên sẽ giảm bớt đi cảm giác ấp úng e ngại trong những tiết dạy. Một kế hoạch tốt sẽ đem đến hiệu quả cao hơn dành cho các em học sinh, theo dõi bài giảng một cách logic và đúng trình tự nhất.
Không những vậy, việc lập kế hoạch giảng dạy cũng là một bước hỗ trợ làm thúc đẩy qúa trình tiếp thu kiến thức của học sinh. Với phương pháp dạy học tích cực, học sinh sẽ chủ động tìm, tòi các kiến thức cần thiết, tăng khả năng sáng tạo với các nội dung bài giảng mà giáo viên cung cấp.
Kế hoạch dạy học có phải giáo án không?
Trước tiên, chúng ta sẽ tìm hiểu giáo án là gì? Với phương pháp dạy học truyền thống trước đây mỗi người người giáo viên vẫn thường có một cuốn giáo án, bên trong là tất cả nội dung cần tìm hiểu của một môn học. Thông thường giáo viên đi dạy vài năm rồi mới đổi giáo án một lần nếu họ chỉ cố định với một môn học đó. Điều này dễ gây nên nhàm chán từ khoá học này đến khoá học khác với một cách truyền đạt và những bài giảng nội dung giống nhau.
Chúng ta cũng có thể coi kế hoạch dạy học là một giáo án chi tiết hơn nhưng có sự hỗ trợ của công nghệ 4.0 và các phương pháp dạy học mới liên tục thay đổi trong giáo dục hiện nay. Việc lập kế hoạch là một bước chuẩn bị ban đầu cho một công việc, dự án để tính toán hết mọi thức về mục tiêu, nội dung, các thức hoạt động và kết quả đạ được. Mọi thứ sẽ được tóm gọn và sắp xếp theo một trình tự nhất định để buổi hoc diễn ra hoàn chỉnh nhất.
Giáo án điện tử chính là một phương thức cải tiến trong sự chuẩn bị trước cho mỗi bài giảng của giáo viên. Bằng việc kết hợp các ứng dụng, công cụ thiết kế mang lại những nội dung phong phú, thu hút học sinh thông qua hình ảnh và các video có sẵn làm mới mẻ lại những kiến thức đã cũ. Soạn giáo án chính là một công tác chuẩn bị quan trọng quyết định đến sự thành công của từng giờ học, môn học.
Xem thêm: Dạy học dự án là gì? Vận dụng dạy học dự án trong nền giáo dục hiện đại
Xây dựng kế hoạch dạy học của giáo viên
Những yếu tố cần xác định trước khi lập kế hoạch
Để có một kế hoạch dạy học hoàn chỉnh và đem lại kết quả cao, bước đầu tiên bạn cần xác định được các yếu tố quan trọng và cần thiết để hình thành nên một bản kế hoạch:
- Xác định được mục tiêu đã đề ra, cần đạt được những gì thông qua các bài giảng.
- Xác định nội dung bài giảng bao gồm các ý chính và ý phụ bổ trợ cho việc tiếp nhận thông tin.
- Kế hoạch hoạt động của thầy cô trong buổi học sẽ diễn ra theo hướng như thế nào và sử dụng phương pháp gì?
- Các thức kiểm tra, đánh giá lại kết quả đạt được của học sinh sau quá trình học.
Đây là quy trình thực hiện kế hoạch dạy học cơ bản của một giáo viên, các bước cần được sắp xếp theo trình tự nhất định, tính logic sẽ đạt hiệu quả cao trong quá trình xây dựng các nội dung bên trong. Bạn hãy bắt đầu từ bước đầu tiên đó là xác định được mục tiêu. Bật kỳ một hoạt động nào cũng thế bạn cần phải có mục tiêu trước tiên thì mới có thể đạt được những gì mình mong muốn sau khi quá trình đó kết thúc. Giáo vần cần đảm bảo các quy trình lập kế hoạch dạy học hằng ngày, hàng tuần để mang đến những trải nghiệm thú vị nhất đến cho người học.
Các bước lập kế hoạch chi tiết
Bước 1: Xác định mục tiêu trong quá trình giảng dạy
Một hoạt động, một chương trình muốn được diễn ra hoàn hảo và hiệu quả cao cần có bản kế hoạch chi tiết ban đầu, vạch ra những định hướng và kết quả mong muốn đạt được sau khi kết thúc. Mục tiêu chính là thứ để bạn nhìn vào và cố gắng, nỗ lực hoàn thành hết những công việc mình đã đề ra. Trong lập kế hoạch học tập, giáo viên hãy đặt mình vào học sinh để hiểu được mong muốn của các em trong mỗi buổi học là gì? Để từ đó nêu lên được mục tiêu chung cho cả lớp, bạn có thể thông qua việc tự mình trả lời các câu hỏi:
- Chủ đề của buổi hoc ngày mai là gì? Nội dung có gần gũi và quan trọng với học sinh hay không/
- Bạn mong muốn mình sẽ truyền đạt lại học sinh những kiến thức gì? Áp dụng như thế nào trong cuộc sống?
- Giá trị của buổi học mang lại tính nhân văn hay các kiến thức thực tế?
- Giáo viên mong muốn học sinh sẽ làm được những gì sau buổi học? Cách áp dụng kiến thức như thế nào?
Đây là quá trình bạn đang xác định mục tiêu chung cụ thể, sau đó để đi sâu vào nội dung bài học bạn lại tiếp tục tự mình trả lời các câu hỏi:
- Các khái niệm, lý thuyết, đạo lý cốt lõi học sinh cần hiểu được sau buổi học là gì?
- Những lý thuyết này có vai trò quan trọng như thế nào với học sinh?
- Yếu tố chính nào không thể bỏ lỡ và cần nhấn mạnh nhiều lần với học sinh trong buổi học?
- Những yếu tố nào chỉ là yếu tố bổ sung và có thể lược bớt nếu không đủ thời gian giảng dạy?
Các câu hỏi bên trên chỉ là một số định hướng cơ bản cho giáo viên khi muốn hoàn thành được mục tiêu lập kết hoạch dạy học, trong quá trình làm thực tế bạn phải tự mình trả lời thêm nhiều câu hỏi hơn nữa. Mục đích cuối cùng cốt lõi nhất vẫn là xác định lại những giá trị cần truyền tải tới học sinh thông qua bài giảng của mình.
Bước 2: Xây dựng các nội dung trong phần giới thiệu
Sau khi đã hoàn thành được bước hoàn thành mục tiêu, bạn sẽ tiếp tục bằng quá trình xây dựng nội dung bài học và yếu tố của phần giới thiệu là khá quan trọng, một phần sẽ quyết định buổi học của bạn có thu hút được học sinh hay không. Nếu như bạn bắt đầy bài giảng một cách quá nhàm chán mà không mang lại tinh thần tích cực cho người học thì chắc chắn sẽ không nhận được nhiều sự tương tác từ phía học sinh.
Để có một phần giới thiệu bài giảng hay, bạn có thể bắt đầu bằng một trò chơi thú vị nào đó có thể liên quan đến bài giảng cũ để giúp các em ôn bài hoặc là nội dung dung mới và bạn sẽ dẫn dắt rằng chúng ta sẽ được giải đáp các câu hỏi thông qua bài giảng hôm nay. Như vậy học sinh sẽ chăm chú đến nội dung của bạn hơn để tìm hiểu những thông tin cần thiết đó. Ngoài ra còn vô số cách mở màn thú vị như: phát video, xây dựng tính huống, câu hỏi đố vui,…
Để hoàn thành đươc bước này, bạn cũng cần hoàn thành một số câu hỏi sau đây:
- Tìm hiểu các giới thiệu chủ đề nào sẽ thu hút học sinh.
- Học sinh sau khi hiểu được chủ đề sẽ thể hiện như thế nào?
- Tổng hợp một số ý kiến mà học sinh có thể đặt vấn đề với giáo viên thông qua phần giới thiệu.
- Chuẩn bị các nội dung để giải đáp ý kiến của học sinh.
- Làm cách nào để có thể dẵn dắt học sinh một các hiệu quả?
Bạn có thể tham khảo ý kiến từ những người đồng nghiệp, các anh chị đi trước để có thêm nhiều kinh nghiệm trong việc xây dựng phần mở đầu sao cho sinh động, hấp dẫn sự chú ý của học sinh tham gia buổi học
Bước 3: Xây dựng nội dung chính của buổi học và các hoạt động sẽ diễn ra
Để có thể xây dựng được nội dung chính và phân chia các hoạt động cụ thể, trước tiên bạn cần là người hiểu rõ về bài học nhất biết được đâu là những nội dung quan trọng cần thiết nhất. Từ đó xây dựng các hoạt động trọng tâm và bổ trợ để tăng tính tương tác và quy trình thực hiện sẽ được diễn ra suôn sẻ trong thực tế. Với những câu hỏi sau đây sẽ giúp bạn xây dựng nội dung chính một cách hiệu quả:
- Dẫn dắt chủ để chính cho học sinh như thế nào?
- Cách truyền tải từng nội dung kiến thức sẽ diễn ra như thế nào: thời gian, cách thức, hoạt động đi kèm.
- Tìm các nội dung, ví dụ dẫn chứng minh hoạ dễ hiểu và liên quan đến bài học.
- Các cách để giúp học sinh sẽ tiếp cận với học sinh hơn.
- Làm thế nào để tăng tính tương tác của học sinh trong giờ học.
Bước này chủ yếu nhờ các kinh nghiệm chuyên môn của người giáo viên giảng dạy, bạn hiểu được nội dung bài giảng một cách cụ thể chi tiết thì sẽ rất dễ truyền đạt lại cho học sinh của mình thông qua nhiều phương pháp khác nhau. Giáo viên để học sinh có thể hiểu được toàn bộ nội dung của bài cần một kế hoạch tập trung nhiều vào các ý chính, đó mới là cốt lõi, giá trị cần đạt được sau cùng.
Bước 4: Lên kế hoạch, kiểm tra và đánh giá học sinh
Trong quá trình giảng bài và trao đổi thông tin với học sinh, sự tương tác không chỉ đến từ một phía và phải thêm sự kiểm tra đánh giá để nắm bắt được học sinh của mình đã hiểu bài như thế nào? Bạn hãy chuẩn bị nhiều bộ câu hỏi liên quan đến có thể đặt vấn đề cho người học, bằng cách tìm hiểu hoặc thông qua nội dung bài giảng để trả lời. Như vậy bạn sẽ có thể đánh giá nhanh được bạn nào thật sự tập trung và hiểu bài, phần nào học sinh vẫn còn mơ hồ và bạn giảng lại để học sinh hiểu rõ vấn đề hơn nữa.
- Bạn cần chuẩn bị những câu hỏi nào có thể đánh giá sự hiểu bài của học sinh.
- Học sinh sẽ làm gì để thể hiện việc mình đã tập trung nghe giảng trong quá trình học.
- Các phương pháp để khen ngợi học sinh đã lắng nghe bài giảng một cách hiệu quả.
- Cách xử lý học sinh khi không tập trung đến bài giảng.
Việc đánh giá lại quá trình sinh viên hiểu bài như thế nào cũng là một phần giúp bạn thay đổi các cách lập kế hoạch phù hợp, nếu vấn đề nằm ở phía bạn giảng bài không thu hút không hiệu quả thì chúng ta cần phải tự nhìn nhận lại. Giáo viên sẽ là người luôn lắng nghe và thu nhận các ý kiến để có thể ngày càng hoàn thiện bản thân, xây dựng các bài giảng, kế hoạch tốt hơn nữa trong tương lai.
Bước 5: Xây dựng nội dung kết luận
Nếu như phần mở đầu là yếu tố quan trọng giúp học sinh cảm thấy thu hút và hứng khởi với các tiết học sắp tới thì phần kết thúc chính là phần phần tổng kết ngắn gọn để ôn tập lại kiến thức thêm một lần nữa. Bạn không thể bỏ qua hay rút bớt bước này bởi đây sẽ là lúc để học sinh ghi nhớ và tự tổng hợp lại những nội dung mà mình đã được học qua bài giảng. Nếu trong quá trình học, các em có không tập trung hoặc lơ đãng không bất kỳ nội dung nào thì cuối buổi chúng ta cũng lại được ôn tập thêm một lần nữa.
Giáo viên cần nhắc nhở học sinh có thể tự ôn luyện kiến thức ở nhà, thường xuyên rèn luyện và theo dõi quá trình học sinh để có những kết quả cao nhất. Đồng thời cũng nên dành một số lời khen cả lớp vì đã hoàn thành buổi học hôm nay một cách hiệu quả, điều này sẽ khiến học sinh cảm thấy việc mình tập trung với bài giảng lại được khen ngợi rất tốt và xứng đáng.
Bước 6: Tạo lập chương trình cụ thể trong dự tính
Đây chỉ được coi là một bước bổ sung, phù hợp với những giáo viên mới vào nghề đó là việc ước tính thời gian thực hiện các hoạt động một cách cụ thể để đo lường được kế hoạch có được thực hiện theo đúng quy trình hoàn toàn hay không? Mỗi tiết học chúng ta sẽ được tiếp xúc với nhiều lớp khác nhau, trình độ nhận thức cũng thay đổi nên với một bản kế hoạch cụ thể bạn không chắc chắn được mình có thực hiện theo đúng và đủ nội dung hay không.
Một số cách để bạn có thể tạo ra chương trình cụ thể và cách thức xử lý những tình huống bất ngờ xảy ra:
- Ước tính các mốc thời gian, hoạt động trong từng lớp học xem đã cụ thể hay chưa?
- Có hoạt động nào cần thêm nhiều nhiều thời gian để nhấn mạnh với người học hay không?
- Dự trù thêm thời gian giảng dạy đối với một số vấn đề hơi trừu tượng và khó hiểu với học sinh.
- Cân nhắc những phút cuối bài phải dành cho bước kết thúc để tổng hợp lại các nội dung chính.
- Chạy một chương trình cụ thể một mình để có thể áp dụng cho nhiều lớp tham gia học
- Xử lý tình huống trong thực tế phù hợp và phải đảm bảo các ý chính, có thể bỏ qua các nội dung bổ trợ nếu nhận thấy không còn đủ thời gian.
Lưu ý cần biết khi lập kế hoạch dạy học
- Giáo viên cần là người chủ động nắm chắc toàn bộ kiến thức bài giảng, luôn học hỏi và nghiên cứu sách vở và các điều kiện để xây dựng kế hoạch dạy học. Với mỗi bài gảng, lớp học, bận đều cần phải tâm huyết và có sự chuẩn bị như nhau, hiểu đặc thù của từng nhóm thành viên để có những phương pháp tiếp cận phù hợp nhất.
- Luôn xây dựng kế hoạch cụ thể, lộ trình rõ ràng với những mục tiêu đã để ra, đảm bảo quá trình tiếp thu kiến thức của học sinh. Các kế hoạch được đề ra cần nhìn nhận tính khả thi trong thực tế, phù hợp với các đối tượng tham gia học tập. Nội dung kiến thức cung cấp cần đạt chuẩn và mang đến giá trị cối lõi cần đạt được để áp dụng vào trong thực tế.
- Triển khai kế hoạch dạy học đảm bảo trình tự, nội dung nhằm nâng cao quá trình phát triển năng lực và nhận thức của trẻ. Các giáo viên, nhà trường có thể thực hiện việc hoạt động thí điểm một chương trình dạy học mới tại một lớp học để có thể đánh giá những hiệu quả mang lại. Qua đó, giáo viên có thể bổ sung và cải thiện thành một chương trình, kế hoạch dạy học hoàn chỉnh với đầy đủ các nội dung và hiệu quả đạt được mục tiêu là cao nhất.
- Các hình thức tổ chức và đánh giá lại kết quả học tập của học sinh phải được diễn ra theo định hướng, phát triển tư duy, không áp đặt học sinh vào những quy chuẩn riêng của người dạy.
Lập kế hoạch dạy cụ thể thực chất là hoạt động vô cùng đơn giản, với điều kiện là bạn cần nắm vững các kiến thức giảng dạy của mình. Hãy thực hiện theo các bước trên mà chúng tôi đã chia sẻ và điều chỉnh phù hợp tuỳ theo tình hình thực tế. Trường học 247 sẽ luôn đồng hành và giúp bạn thành công.
Xem thêm: Đổi mới phương pháp dạy học là gì? Một số biện pháp đổi mới phương pháp dạy học